Không thể nhân nhượng với nạn pháo sáng
Nhiều tiểu thương than thở vì so với năm ngoái khách có phần lưa thưa, chỉ bán được chủ yếu hoa cúc, vạn thọ, mào gà. Chị Nguyễn Thị Bé Năm (32 tuổi), tiểu thương tại khu chợ hoa tết ở TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), chia sẻ: "Năm nay bán chậm hơn so với năm rồi, đã 28 tết mà tôi vẫn còn nguyên lô bông, bán chưa được 70 cặp hoa vạn thọ nữa". Chị Bé Năm cho biết thêm giá hoa năm nay không có gì thay đổi dao động từ bán 80.000 - 120.000 đồng/cặp hoa nhưng nhiều người còn trả giá. "Gì mà bông cúc cặp nhỏ chút xíu mà bán 80.000 đồng dữ vậy, 60.000 đồng là vừa giá rồi chị ơi", lời của một vị khách vừa vút đi sau khi không nhận được sự đồng ý giảm giá từ chị Bé Năm. Chị Bé Năm cho hay: "Bán được là đỡ, chứ nhìn mấy anh bán quất hay mai kiểng kìa, năm nay người ta thất thu luôn, không có còn tâm trạng ăn tết gì nữa hết". Khi hỏi về tình hình buôn bán của mấy ngày này, anh Nguyễn Minh Khải (31 tuổi), một tiểu thương bán quất, anh cho biết: "Năm nay lỗ chắc, khách thưa chưa từng thấy. Tôi nhập gần 200 chậu quất và ươm thêm vài chục chậu mai kiểng nhỏ nhưng mà bán không tới nửa số chậu".Anh Khải cho biết quất và mai kiểng nếu không bán hết thì sẽ đem về ươm tiếp, nhưng lỗ công và tiền thuê mặt bằng. Anh Khải tâm sự: "Nguyên năm chỉ mong mấy ngày bán tết để kiếm thêm ít tiền, nhưng mà năm nay chắc phải lỗ vốn và cả công vì đã 28 tết rồi mà chỉ thưa thớt người đi mua, tình hình như vậy thì không mấy khả quan". "Năm rồi mấy ngày đầu cũng le ngoe khách như vậy, nhưng khoảng 27 - 28 tết là đông khách. Còn giờ đã qua 28 tết rồi mà cứ tưởng như 23 - 24 tết không, quá vắng người", Anh Khải bộc bạch. Theo anh Khải, năm nay nhìn chung mọi người cũng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm đồ trang trí, do vậy mà dẫn đến tình hình ế khách. Nhưng anh không nghĩ là sẽ vắng như vậy. Đến mua hoa cùng mẹ, Nguyễn Khánh Vy (22 tuổi), ngụ P.Lái Hiếu, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho hay: "Mình và mẹ định mua một hai chậu quất về chưng tết nhưng nhìn giá khá cao, vượt mức chi trả của gia đình. Nên chỉ mua một cặp hoa cúc vàng để về đón tết". Khánh Vy cho biết thêm năm nay tình hình kinh tế khó khăn nên ai cũng không muốn dốc ví để trang trí nhà cửa, do vậy mà chợ hoa cũng trở nên ế ẩm. "Tiền còn không đủ ăn thì sao lo được đến mấy chuyện như mua hoa chưng tết", Khánh Vy nói. Nguyễn Thị Quỳnh Như (24 tuổi), nhân viên dựng phim cho một công ty truyền thông tại Q.3, TP.HCM về quê đón tết tại TP.Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết cũng phải đi mấy vòng chợ hoa để tham khảo giá. Quỳnh Như chia sẻ: "Mình khảo giá kỹ mới dám mua. Mình cũng đợi tới 28 tết để đi mua hoa mong được giá rẻ hơn một tí". Quỳnh Như cho hay chỉ dám mua 2 cặp hoa cúc và vạn thọ để về chưng trước cửa nhà. Cô cũng không mạnh tay chi hầu bao để mua thêm những vật trang trí khác. "Năm nay ngành truyền thông của mình khá khó khăn nên lương thưởng cũng không được bao nhiêu. Mặt khác, mình còn phải tiết kiệm tiền để qua tết có tiền dự phòng quay lại TP.HCM tiếp tục công việc". Quỳnh Như hy vọng năm mới mọi thứ sẽ ổn định hơn, để tết năm sau mọi người có thể nhộn nhịp sắm tết chứ không phải là không khí lác đác mua sắm kỳ kèo như năm nay.
Ronaldo trở lại Manchester để đưa quyết định gây sốc đối với M.U
Đoạt giải Sách hay Trung Quốc năm 2020 do Hiệp hội Đánh giá Sách Trung Quốc tổ chức, được Ban Tuyên giáo Trung ương Trung Quốc bình chọn là "Dự án xuất bản Văn học Thiếu nhi Xuất sắc", được Cục Quản lý Xuất bản và Báo chí Quốc gia đề cử vào 100 ấn phẩm xuất sắc cho thanh thiếu niên trên toàn quốc, Cậu bé đạp gió rẽ sóng có thể nói là tác phẩm nổi bật và nổi tiếng nhất của nhà văn Triệu Lăng.Xoay quanh cậu bé 10 tuổi Tần Hải Tâm - con trai của một người lính hải quân, cuốn sách kể về hành trình hòa nhập với môi trường biển của cậu khi vốn đã quen sống ở đồng bằng, qua gửi gắm bài học về tình yêu quê hương đất nước và sự hy sinh to lớn của những người cha, người mẹ là lính hải quân.Về tác phẩm này, Triệu Lăng cho biết mình lấy cảm hứng từ nhân vật có thật là một cậu bé từng đoạt chức quán quân ở một cuộc đua thuyền. Lần phỏng vấn cậu đã cho cô tư liệu về quá trình huấn luyện của các tay đua thuyền thiếu niên, các cuộc thi đua thuyền trong và ngoài nước. Cô cho biết: "Chỉ để chuẩn bị tư liệu thôi tôi đã phải mất thời gian hơn một năm, quả thực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, những điều này đều cần thiết, chính nhờ sự chuẩn bị đầy đủ đó mà tôi mới có thể toàn tâm toàn ý tập trung sáng tác, viết nên tác phẩm có chiều sâu và bề dày".Cô cũng nói thêm "Có 2 câu trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng mà tôi rất thích, đó cũng là câu cậu bé đua thuyền đã kể cho tôi khi tôi phỏng vấn cậu. Tôi hỏi cậu bé đã vượt qua khó khăn như thế nào, thì cậu đã đáp: 'Đạp hết sóng gió trên đường đi, bất kể là trong học tập hay cuộc sống, con đều có thể làm được'. Hai câu nói này để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, khi sáng tác, tôi cũng hy vọng truyền tải được tinh thần lạc quan, tích cực, giàu cảm hứng cho độc giả".Bên cạnh tác phẩm nổi tiếng này, thời gian qua, Chibooks cũng đã giới thiệu đến độc giả tiểu thuyết Mùa lũ của nữ nhà văn, xoay quanh cô bé Lan Nhi và một lần nọ nước lũ tràn qua thôn xóm. Tác giả cho biết cuốn sách này được sáng tác dựa trên nguyên mẫu là câu chuyện thời thơ ấu có thật của bà mình, và đó cũng là câu chuyện bản thân thích nhất, nên cô có một tình yêu nồng nàn với tác phẩm này.Tuy vậy hành trình để hoàn thiện nó không mấy dễ dàng. Cô bộc bạch: "Khi sáng tác Mùa lũ, mặc dù đây là câu chuyện tôi đã nghe kể vô số lần từ khi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn nhờ bà kể lại câu chuyện một cách chi tiết từ đầu đến cuối. Tôi dùng điện thoại ghi âm lại từng câu, từng chi tiết, từng câu chuyện bà kể rồi sắp xếp hết chúng vào máy tính, rồi tiếp tục 'tiêu hóa', hấp thụ và sáng tác nghệ thuật".Kết thúc buổi tọa đàm, Triệu Lăng khẳng định cả Mùa lũ và Cậu bé đạp gió rẽ sóng "đều là những tác phẩm tiêu biểu của tôi, và tôi có tình cảm rất sâu đậm với 2 tác phẩm này".Cô cũng nói thêm: "Tôi hy vọng các độc giả thiếu nhi khi đọc 2 cuốn sách đều sẽ giống như nhân vật Lan Nhi của Mùa lũ, trong quá trình trưởng thành dù gặp phải khó khăn hay thất bại, các em vẫn giữ lấy sự nên thơ cùng với trái tim lạc quan và tươi đẹp đối với cuộc sống, ung dung đối mặt bằng nguồn sức mạnh vô tận từ nội tâm. Ngoài ra Tần Hải Tâm trong Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng là một người như vậy, khi khó khăn không nản, áp lực dám gánh, lớn lên ngày càng tích cực và tự tin".Triệu Lăng sinh năm 1984, là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc, hiện là biên tập của Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Thiếu niên (NXB Thiếu niên Nhi đồng Phượng Hoàng, tỉnh Giang Tô). Cô bắt đầu sáng tác từ năm 13 tuổi và đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản.Tiểu thuyết dài tập Mặt trăng của Chu Tiểu Châu thời thiếu niên của cô đã bán bản quyền sang Malaysia. Trong khi đó, các tiểu thuyết Mùa lũ, Cậu bé đạp gió rẽ sóng cũng được bán bản quyền sang Việt Nam, UAE...
Sao nữ của Dĩ Ái Vi Doanh vào 'tứ đại phèn nữ' vì gu thời trang
Đội đoạt giải nhất sẽ nhận cúp, cờ, huy chương vàng và tiền thưởng 400 triệu đồng; đội giải nhì nhận cờ, huy chương bạc và tiền thưởng 200 triệu đồng; giải ba đồng hạng sẽ nhận cờ, huy chương đồng và 100 triệu đồng tiền thưởng.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng tặng bằng khen cho 15 tập thể, 20 cá nhân TP.Nha Trang có thành tích xuất sắc.
Cà Mau: Phạt người đăng thông tin thất thiệt '12 con cá sấu xổng chuồng'
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Bạc Liêu: Tuyên án 7 cựu cán bộ ngân hàng gây thiệt hại hơn 36 tỉ đồng
Chùm ảnh các hoạt động thanh niên tình nguyện tại tỉnh Bình Định
Chiều 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.Trình bày nội dung này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề cập điểm mới là tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.Được ưu tiên còn có chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu...Công tác bố trí vốn nước ngoài được đổi mới theo hướng đảm bảo bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp, cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn nước ngoài còn lại (nếu có) được quản lý thống nhất tại T.Ư, để bố trí cho chương trình, nhiệm vụ, dự án phát sinh trong kỳ trung hạn sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được việc phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công "không hiệu quả".Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được những hạn chế trong thực hiện nghị quyết của giai đoạn 2021 - 2026. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương.Cùng đó, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài còn rất thấp, chỉ đạt 52,7% kế hoạch được giao.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công cần cập nhật các quy định luật Đầu tư công 2024, nhất là liên quan thời gian bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án. Theo Chủ tịch Quốc hội, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới cần phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Hiện nay chắc có tên đơn vị đăng ký dự án của giai đoạn 2026 - 2030 cả rồi nhưng cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ còn cái nào chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang thì bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng KH-ĐT lưu ý, tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hunggary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", Chủ tịch Quốc hội nói. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ KH-ĐT ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo Chủ tịch Quốc hội, sáng 7.2, họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật chưa sửa được ngay nhưng phải có nghị quyết tháo gỡ. "Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016 - 2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000, khoảng 4.768. Nhiệm kỳ này Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án."Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung dự án lớn, còn lại phân cấp phân quyền cho địa phương xử lý dự án địa phương", ông Dũng nói. Với lưu ý ưu tiên, thống nhất với ý kiến Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói sẽ ưu tiên cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất thông qua các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.
Đề nghị truy tố 8 cựu lãnh đạo Tổng công ty địa ốc Sài Gòn
Sự kết hợp đầy hiệu quả cùng Samsung, Fore, Alibaba,… và nhiều đối tác IT lớn với mục tiêu chung là đào tạo nhân tài Công nghệ Thông tin ở Đại học (ĐH) Duy Tân đã và đang ghi nhận những thành công mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2024 vừa qua. Tiền đề này là thước đo uy tín để các bậc phụ huynh và các em học sinh hoàn toàn yên tâm lựa chọn ĐH Duy Tân cho hành trình học đại học ngay trong năm 2025 này.Sinh viên khối ngành Công nghệ Thông tin ở DTU đang được học tập với các chương trình đào tạo chất lượng nhất, trong đó có có 3 khóa học của Samsung:bên cạnh thêm 1 khóa học Kỹ năng Lập trình Cơ bản (Coding & Programming).Hiệu quả từ quá trình hợp tác với ĐH Duy Tân để triển khai dự án Samsung Innovation Campus (SIC) cùng nhiều hoạt động trao đổi chuyên môn khác đã trở thành điểm tựa để Samsung Việt Nam tài trợ cho DTU một Lab 30 máy tính cấu hình cao, 1 laptop và 1 tivi thông minh để hỗ trợ công tác đào tạo ngay tại Trường Khoa học Máy tính (SCS), ĐH Duy Tân. Ngay khi được lựa chọn thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Samsung ở Hà Nội, 8 sinh viên Duy Tân có thành tích tốt trong khóa học SIC cũng đã được Samsung RD tiếp nhận vào làm việc chính thức.Cũng trong năm này, Công ty CP Fore (Nhật Bản) đã tài trợ cho ĐH Duy Tân một Lab Cyber Security phục vụ nghiên cứu và học tập về An ninh Mạng. Lab Cyber Security có 20 laptop cấu hình cao kèm theo một số phần mềm chuyên dụng, 1 server chuyên dụng và nhiều thiết bị mạng khác. Chương trình "Vườn ươm Nhân tài An toàn - An ninh Mạng" tại ĐH Duy Tân hay còn được gọi là Dự án "Blue Rock" do Công ty CP Fore và ĐH Duy Tân triển khai đang ghi nhận nhiều hiệu quả ấn tượng khi cung cấp cho xã hội các chuyên gia xuất sắc về An toàn Thông tin.Ngay trong Lễ Tốt nghiệp khóa 1 dự án "Blue Rock", 100% sinh viên năm 4 của ĐH Duy Tân đã được Công ty Fore và Công ty Cổ phần LLL (Nhật Bản) tuyển dụng vào làm tại Việt Nam với mức lương từ 1.200 - 2.200 USD/tháng. Dự án này đang thu hút rất nhiều sinh viên theo học bởi bên cạnh việc được huấn luyện về những kiến thức An toàn An ninh Mạng cập nhật nhất, các sinh viên DTU còn được nhận mức lương từ 400-800 USD/tháng ngay khi vẫn còn đang đi học tại DTU. Tùy theo năng lực của từng sinh viên về sau, Công ty Fore sẽ chọn lựa để tiếp tục trả lương như trả cho chuyên gia. Điều này thêm phần khẳng định năng lực của sinh viên Duy Tân thực sự xuất sắc và được ghi nhận ngay khi còn đang học tập trên giảng đường.Bên cạnh đó, cũng trong năm 2024, công ty Alibaba đã ký kết với ĐH Duy Tân về Chương trình Trao quyền Học thuật trên nền tảng đám mây của Alibaba (AAEP), với giá trị quy đổi tương ứng 3 triệu đôla Mỹ cho các tài nguyên số trên đám mây điện toán của Alibaba cho giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân. Đồng thời, Học viện Alibaba Cloud sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ cần thiết bằng nhiều công nghệ đám mây khác nhau để hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của Trường Đại học Duy Tân về đổi mới, hợp tác xanh số hóa trên toàn quốc với các sáng kiến Giáo dục Thông minh khác nhau.Với chương trình đào tạo bài bản, cập nhật các kiến thức chuyên ngành mới nhất, đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp tâm huyết tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu thế giới và từ các doanh nghiệp uy tín trong ngành cùng cơ hội được học tập trong các Lab IT chuyên sâu hiện đại, sinh viên Duy Tân vì thế luôn tự tin làm chủ công nghệ để giành những vị trí cao nhất tại các cuộc thi trong nước và quốc tế.Năm 2024, các "chiến binh" Robot của ĐH Duy Tân đã giành 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, và 1 giải Ý tưởng Sáng tạo tại Cuộc thi "ROBOG 2024" toàn quốc diễn ra vào ngày 22.9.2024. Điểm nhấn của cuộc thi này là các đội đều sử dụng chung một thiết kế robot hình người Yanshee và bộ UGOT nhưng với những sáng tạo khác nhau qua lập trình AI sẽ giúp robot có những khả năng khác nhau để vượt qua các chướng ngại vật và về đích. Giành giải cao nhất của cuộc thi đã đưa đội tuyển The Suff của ĐH Duy Tân trở thành đại diện của Việt Nam tham dự Vòng Chung kết Thế giới dự kiến diễn ra năm nay tại Trung Quốc.Ở Cuộc thi Sáng tạo Khoa học Công nghệ "Innovation Tech Challenge 2024" do Samsung Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt triển khai vào ngày 29.8.2024, sinh viên Duy Tân cũng đã giành giải Nhất với sự vượt trội trong thiết kế robot. Đây là lần thứ 2, sinh viên ĐH Duy Tân giành giải cao nhất của cuộc thi, khi năm 2023, sinh viên DTU đã giành cả giải Nhất và Nhì.Chính không gian đào tạo vô cùng hiện đại được trang bị hệ thống máy tính cấu hình cao, cùng nhiều laptop và tivi thông minh mà Samsung, Fore, Alibaba,… bố trí tại ĐH Duy Tân đã tạo nên các điều kiện học tập, thực hành, và nghiên cứu tốt nhất cũng như khơi gợi nhiều cảm hứng để sinh viên DTU chinh phục những giải thưởng lớn trong nghiên cứu robot thời gian gần đây.Cùng với lĩnh vực Robot & AI, sinh viên ngành An ninh Mạng của ĐH Duy Tân luôn tự hào với những giải thưởng lớn, cụ thể:Ngoài ra, nhóm An toàn Thông tin ISITDTU (hacker "mũ trắng") của trường luôn xếp vị trí hàng đầu tại Việt Nam (trong nhiều năm từ 2019 đến nay) trên Bảng Xếp hạng CTF Time.Hỗ trợ cho quá trình học tập ngành An ninh Mạng, ĐH Duy Tân đã xây dựng 2 Phòng Thực hành theo mô hình Open Lab chuyên đề gồm:với đầy đủ các thiết bị mạng chuyên dụng như: server, router, firewall, IDS/IPS, load balancing device (với nhiều chủng loại đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau: Cisco, Fortinet, Drytech,…) đã và đang tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên Duy Tân học tập và thi đấu ở nhiều cuộc thi An toàn Thông tin trong nước và quốc tế.Ở lĩnh vực Thiết kế Game, sinh viên Duy Tân luôn đứng vị thứ rất cao trong rất nhiều các cuộc thi, cụ thể:Mới đây nhất vào cuối năm 2024, sinh viên Duy Tân đã giành giải Nhất khối thi Phần mềm Mã nguồn Mở tại cuộc thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33. Giải thưởng lớn tại cuộc thi năm nay đã thêm phần khẳng định năng lực, bản lĩnh của sinh viên Duy Tân trên các sân chơi lớn, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin - vốn là thế mạnh, là khối ngành trọng điểm của trường.Lĩnh vực Khoa học Máy tính của ĐH Duy Tân luôn giữ vị trí trong Top 300+ qua nhiều năm ở trên các bảng xếp hạng thế giới uy tín, cụ thể:Đây là cơ sở và uy tín để ĐH Duy Tân tiếp tục triển khai đào tạo và mở rộng thêm các ngành nghề về Công nghệ Thông tin. Hiện nay, có nhiều ngành học IT đang được đào tạo tại trường như:Kỹ thuật Phần mềm với các chuyên ngành:An toàn Thông tin và Mạng Máy tính & Truyền thông Dữ liệu có các chuyên ngành:Hệ thống Thông tin Quản lý Tiên tiến & Chất lượng Cao chuẩn CMU (đạt kiểm định ABET 2019).Khoa học Máy tínhKhoa học Dữ liệuĐây cũng là khối ngành có nhiều chương trình đào tạo đạt kiểm định ABET - Tiêu chuẩn "vàng" về đào tạo Khoa học-Kỹ thuật của Mỹ, tại ĐH Duy Tân, bao gồm:Các chương trình này đều đạt mức kiểm định cao nhất của ABET là 6 năm. Nhiều học phần trong chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh do chính các giảng viên đến từ các đại học Mỹ hoặc các giảng viên người Việt và người nước ngoài tại Khoa Đào tạo Quốc tế (IS), ĐH Duy Tân giảng dạy.Sinh viên theo học các ngành thuộc khối Công nghệ Thông tin/Khoa học Máy tính của ĐH Duy Tân luôn được trực tiếp học tập các chương trình cập nhật nhất được "nhập khẩu" từ ĐH Carnegie Mellon - 1 trong 4 trường mạnh nhất về Công nghệ Thông tin của Mỹ (theo U.S. News 2024) để tự tin bước vào thị trường lao động toàn cầu với năng lực vẹn toàn nhất.
so xo hom nay
Cách trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 40km về phía Tây Bắc, khu rừng khộp ở Vườn quốc gia Yók Đôn (H.Buôn Đôn) là điểm tham quan của người dân và du khách mỗi dịp xuân sang. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho sự đa dạng hệ sinh học, đặc biệt là diện tích rừng khộp rộng lớn.Theo Vườn quốc gia Yók Đôn, đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với hơn 1.000 loài thực vật, 650 loài động vật, có nhiều loài quý hiếm. Vườn có diện tích hơn 115.000ha, lâm phận trải rộng giữa 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và phía tây tiếp giáp với Vương quốc Campuchia.Cứ vào độ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm, khu rừng khộp ở H.Buôn Đôn sẽ đến mùa thay lá, tạo nên một bức tranh đa màu sắc. Đây cũng là thời điểm mà rừng khộp khoe sắc đẹp nhất trong các mùa và là "chiếc áo" độc đáo nhất trên những khu rừng ở Đắk Lắk. Ngoài ra, với sự tồn tại đa dạng về văn hóa bản địa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đệm, Vườn quốc gia Yók Đôn còn được xem là trung tâm du lịch về văn hóa của vùng đất Tây nguyên.Nơi đây, có phong cảnh thơ mộng, trữ tình giữa khu rừng khộp với dòng sông Sêrêpốk huyền thoại được tạo bởi 2 nhánh sông Krông Nô và Krông Ana, tạo nên nhiều con thác hùng vĩ.Khi đến đây, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, tươi mát, yên tĩnh. Sau khi tham quan khu rừng khộp mùa thay lá, du khách có thể ghé đến các nhà hàng bên dòng sông Sêrêpốk để thưởng thức món cá lăng độc đáo. Rừng khộp mùa thay lá ở H.Buôn Đôn là điểm đến dành cho những người yêu thích khám phá với mong muốn cảm nhận được sự thay đổi của thiên nhiên theo thời gian. Ngoài những ngọn thác hùng vĩ, rừng khộp ở Vườn quốc gia Yók Đôn cũng là điểm đến không thể bỏ lỡ khi du khách có dịp ghé đến với mảnh đất Đắk Lắk này.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư